Một lỗ xoáy lớn được xác định xuất hiện trên bề mặt Mặt trời vào cuối tuần qua.
Cuối tuần trước, các nhà khoa học đã phát hiện một khoảng trống lớn, xoáy trên bề mặt của Mặt trời.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, đây không phải là dấu hiệu của Ngày Tận thế bởi lỗ này được xác định là một lỗ hào quang - hiện tượng hình thành do chuyển động của dòng vật chất plasma nóng trên bề mặt Mặt trời.
Chụp qua một công cụ của NASA - Solar Dynamics Observatory (SDO), lỗ hào quang này hình thành do khu vực này có mật độ thấp của dòng vật chất plasma nóng.
Nghiên cứu kỹ hơn cho thấy, bề mặt Mặt trời là sự xoắn lại của các đường từ trường được gọi là vòng hào quang. Năng lượng Mặt trời bị giữ lại trong vòng hào quang rồi chuyển động nhanh hơn, dẫn đến làm tăng nhiệt độ và kéo trở lại bề mặt Mặt trời. Khi đó, chúng sẽ tạo ra một lượng lớn tia cực tím, bức xạ được tạo từ vòng vật chất plasma hàng triệu độ.
Thông qua SDO, lỗ hào quang xuất hiện cũng sẽ tạo ra vô số các bức xạ siêu cực tím EUV đặc biệt là trong môi trường chứa hàng triệu plasma năng lượng Mặt trời. Qua đó, nó sẽ tạo ra một hình ảnh Mặt trời xuất hiện với cùng một cái lỗ.
Các nhà khoa học chia sẻ, "Chúng tôi hiện đang nghiên cứu sự gia tăng trong hoạt động năng lượng Mặt trời để hiểu hơn về sự "tối đa năng lượng Mặt trời" - vào đỉnh cao của chu kỳ 11 năm hoạt động tự nhiên của nó".
Tại thời điểm này, chúng ta có thể phải đón nhận một sự gia tăng tần suất lớn của tia lửa Mặt trời, vụ phun trào nhật hoa từ từ trường của Mặt trời. Mặc dù sự "tối đa năng lượng Mặt trời" có lẽ sẽ hoạt động ít hơn dự đoán nhưng nó cũng sẽ tạo ra một vụ phun trào của bong bóng khí lớn từ bên trong Mặt trời (được gọi là CMES).
Hiện, các nhà nghiên cứu thiên văn học vẫn đang tìm hiểu để làm rõ hơn những vấn đề này.
(Nguồn tham khảo: Discovery News)
______________________________________________
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét