Các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra con chuột từ một giọt máu, một thành tựu quan trọng đối với giới nghiên cứu.
Một con chuột trong phòng thí nghiệm. Ảnh: stempra.org.uk.
Trước đây các nhà khoa học thường lấy tế bào máu trắng, tế bào máu từ tủy xương và gan của chuột để nhân bản chúng. Nhưng một nhóm chuyên gia của Trung tâm Nguồn lực Sinh học Riken tại Nhật Bản muốn biết họ có thể nhân bản chuột từ máu đang lưu thông hay không. Mục đích của họ là tìm ra một nguồn cung cấp tế bào dồi dào và dễ dàng để nhân bản những giống chuột quý hiếm - đối tượng phục vụ những thí nghiệm của giới khoa học.
Vì thế họ lấy máu từ đuôi một con chuột rồi phân lập tế bào máu trắng, sau đó chuyển nhân của tế bào máu trắng sang một tế bào trứng mà họ đã bỏ nhân. Tế bào trứng phát triển thành một con chuột cái. Con chuột này sinh trưởng bình thường và đẻ một số con, BBC đưa tin.
"Đây là lần đầu tiên con người chứng minh rằng chúng ta có thể dùng nhân của tế bào máu lưu thông để nhân bản chuột. Chúng ta có thể dùng những tế bào máu lưu thông ngay lập tức và không phải giết động vật", nhóm nghiên cứu tuyên bố.
Atsuo Ogura, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định thành tựu của nhóm có thể giúp các nhà khoa học tạo ra những phiên bản gene của nhiều loài động vật quý, những loài mà giới khoa học khong thể bảo tồn bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay.
Minh Long
0 nhận xét:
Đăng nhận xét