Kênh thông tin giải trí hàng đầu

Tin tức trong nước 24 giờ qua được cập nhật thường xuyên và nóng hổi

Cùng tim hiểu, khám phá những dang lam thắng cảng Việt

Những Danh lam thằng cảnh tuyệt đẹp, nơi sưu tầm những danh lam thắng cảnh đẹp nhât hiện nay

Những khu du lịch sinh thái đẹp nhất

Du lịch Việt, Những danh lam thắng cảnh đẹp nhất

Du lịch Biển đẹp

Tham gia những tuor du lịch tới mọi miền thế giới

Khám phá thiên Nhiên kì thú

Cùng tham gia khám phá những bí ẩn thiên nhiên kì thú

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cá thiểu - đặc sản sông Đà

Nhiều người tìm đến Thung Nai - một xã thuộc huyện Cao Phong - bởi nơi đây có phong cảnh sơn thủy hữu tình, nhưng cũng không ít người tìm đến Thung Nai hơn một lần bởi thú vui tao nhã là buông câu thư giãn.

Càng thích hơn khi câu được những con cá ánh bạc, thưởng thức vị thơm bùi và tươi ngọt của loài cá này sau khi nướng trên bếp than hồng. Thật không ngoa khi dân chúng truyền tai nhau “nếu chưa ăn cá thiểu (cá nhác) thì coi như chưa đến lòng hồ (sông Đà)”.

Nằm cách Hà Nội 100km về hướng Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Hoà Bình gần 25km, lòng hồ sông Đà từ lâu đã được biết tới như địa điểm du lịch nổi tiếng.

< Cá thiều nướng than.

Đứng từ trên cao nhìn xuống, Thung Nai như một chảo nước khổng lồ được điểm xuyết bằng những hòn đảo nhỏ nhắn, xanh mát. Nơi đây được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn” với khung cảnh thiên nhiên kỳ thú: đền Bà Chúa Thác Bờ , hang Bờ, động Ngòi Hoa,…

Nhưng cái thú nhất khi đến đây lại là cảm giác được câu cá đêm trăng. Một buổi câu cá thường kéo dài từ xẩm tối đến mờ sáng hôm sau. Cá vừa câu lên được xiên, nướng ngay trên bếp củi đỏ lửa mà không cần sơ chế. Một thợ câu cá giỏi có thể bắt được 15 – 20kg cá mỗi đêm.

< Mồi gài vào lưỡi câu.

Cá thiểu là đặc sản nức tiếng của vùng lòng hồ sông Đà; với thân mình trắng lóa, óng ánh sắc bạc, người dẹt, trông thoáng qua thì giống như loại cá mè. Khi nướng lên, từng thớ thịt được gỡ ra và chấm với mước mắm được gia thêm chanh ớt; phóng tầm mắt ngắm nhìn lòng hồ mânh mông thì còn gì thi vị bằng. Mùi thơm phức tỏa ra từ mẻ cá nướng trên bếp than hồng, cộng với vị ngọt bùi của miếng thịt cá tươi rói có ma lực hấp dẫn du khách đôi khi còn hơn là những hòn đảo nhỏ xinh, xanh mát giữa lòng hồ sông Đà.

Người bán cá ven đường còn cho rằng, nếu du khách đến Thung Nhai vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 thì sẽ có cơ hội được nếm cá thiểu ngon nhất; bởi khi ấy, lòng hồ trữ nước cho mùa khô, nước dâng ngập cả các đỉnh núi nhỏ, thức ăn dồi dào nên cá sẽ béo và ngọt hơn.

Cá được mua từ những thuyền câu nhỏ; kẹp lại thành từng xiên và cho lên bếp than hồng mà không cần sơ chế. Người bán cứ thế, nướng qua những xiên cá để chờ khi có khách thì nướng lại, cho chín tới vừa ăn; không để khách phải chờ đợi quá lâu.

Khách du lịch cũng có thể thết đãi bạn bè hay người thân món cá thiểu ở lòng hồ khi mà họ không có cơ hội tới đây. Bởi món cá thiểu được sơ chế theo một cách riêng nhằm tích trữ. Thông thường, cá được ướp muối bằng cách xát lên mình cá; tuy nhiên, cá thiểu lại được ướp theo một cách thức riêng. Cá được thả vào những vật đựng có dung tích lớn có pha nước muối. Khoảng 10 ký cá sẽ được ướp bằng 3 ký muốn kèm với lượng nước tương đương có thể đổ ngập mớ cá. Theo người bán hàng, ngâm cá trong thùng nước muối, cho cá uống no nước muối, ruột cá tự được làm sạch; độ mặn có thể ngấm vào cá từ phía trong khi mà cá được cho lên hun khói.

Sau đó cá được kẹp lại, hun khói liên tục suốt 24 giờ, thậm chí là hơn nếu cá có kích cỡ lớn. Cá hun xong bảo quản được trong thời gian lên tới vài năm. Người mua về có thể chế biến theo cách nướng hoặc rán lại (với mục đích cho nóng bởi khi mua, cá đã chín và có thể dùng luôn). Khi ăn, thịt cá đai dai, mặn vừa đủ độ, thớ thịt trắng nõn, không hề bị mất đi vị ngọt so với cá được sơ chế và ăn luôn sau khi câu về.
Cứ thế, sản vật của sông Đà theo chân du khách mà nức tiếng gần xa!

Du lịch, GO! - Theo Hạnh Thư (Thời Báo Kinh Tế Sàigòn), forum Hoa Gạo

Làng biển Bình Tiên

Bình Tiên thuộc địa bàn xã Công Hải (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được giới yêu thích du lịch xếp hạng là vùng biển đẹp nhất miền Trung.

< Một góc khu dân cư Bình Tiên ngày nay.

Bờ cát trắng tinh thoai thoải tạo thành đường cong duyên dáng, trữ tình. Hàng dương xanh biếc tỏa bóng che mát bãi bờ quyến rủ du khách dừng chân thưởng ngoạn. Sóng biển êm đềm vỗ về bờ bãi tạo nên phong cảnh non nước Bình Tiên thanh bình.

< Bãi biển thơ mộng Bình Tiên.

Quần thể núi non trùng điệp nằm sát vịnh Cam Ranh tạo nên dáng vẻ sơn thủy đặc sắc vùng biển Bình Tiên. Ngọn núi Chúa cao trên 1.000 mét với nhiều loài động thực vật sinh sống làm quyến rủ lòng người. Du khách ngồi tựa lưng vào những tảng đá vươn sát ra biển buông câu nghe tiếng chim hót trên những triền núi xanh mơ.

Tuyến đường ven biển Bình Tiên - Cà Ná dài trên 105 km sắp hoàn thành kết nối chuổi du lịch biển Ninh Thuận với các địa danh nổi tiếng vào diện bậc nhất Việt Nam: Cà Ná - Mũi Dinh- Bình Sơn - Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Bình Tiên. Nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 45 cây số, giao thông thuận lợi, du khách đến Bình Tiên theo đường ven biển thưởng lãm tuyến đường mới mở quanh co uốn lượn ngoạn mục quanh dãi núi Chúa.

< Lồng thả bóng mực của ngư dân làng biển Bình Tiên.

Khu dân cư Bình Tiên có 63 gia đình với trên 250 nhân khẩu. Người làng biển hiền hòa mến khách thân thiện mời gọi bạn bè gần xa đến thăm Bình Tiên dừng chân thưởng thức hải sản đậm đà hương vị biển cho cư dân bản địa chế biến.

< Cô giáo Đạo Thị Ánh Nguyệt, chăm lo dạy dỗ các cháu mẫu giáo làng biển Bình Tiên.

Thôn xóm được hình thành từ những năm đầu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bà con từ các phường của Tp. Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa đến đây lập nghiệp dựa vào canh tác nông nghiệp ven Núi Chúa và khai thác hải sản. Tháng 4-1994, thôn Bình Tiên được sáp nhập về xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.


< Đường vào làng biển Bình Tiên đang được Nhà nước đầu tư mở rộng tuyến Hiệp Kiết- Bình Tiên.

Sau 38 năm chung tay xây dựng thôn xóm đã tạo nên diện mạo tươi mới đáng tự hào trong đời sống dân cư. Từ nguồn vốn đền bù của dự án Khu du lịch Bình Tiên giúp bà con xây dựng nhà ở khang trang. Mỗi hộ được cấp một lô đất tái định cư 400 mét vuông, hiện nay trị giá 1 tỉ đồng. Tuyến đường ven biển Ninh Thuận hoàn thành tạo động lực mới phát triển du lịch sinh thái nâng cao đời sống kinh tế- xã hội của cư dân Bình Tiên.

Nguồn lợi chính của người dân địa phương là khai thác hải sản ven bờ, với đội thuyền máy 18 chiếc có công suất 15- 20 CV/chiếc. Ngư dân chuyên nghề đánh bắt ghẹ, mực, ốc và tôm hùm giống đem lại giá trị kinh tế cao. Mỗi lao động biển có thu nhập trung bình 50- 70 triệu đồng/năm. Ngoài ra, bà con còn nuôi trên 200 bò và 300 dê chăn thả trên những trảng cỏ dưới chân núi Chúa. Có thể nói Bình Tiên là khu dân cư nông thôn duy nhất của tỉnh Ninh Thuận hiện nay không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới. Học sinh trong độ tuổi phổ thông được gia đình gởi vô học tại thành phố Cam Ranh và huyện Thuận Bắc. Bình Tiên có 5 thanh niên đang theo học hệ cao đẳng chính quy tại thành phố Hồ Chí Minh.

< Biển Bình Tiên yên bình.

Chúng tôi tới thăm gia đình ông Nguyễn Kịp, 67 tuổi. Ngừng tay chuẩn bị lồng mực cho con trai đi thả bóng, ông Kịp phấn khởi nói: "Bình Tiên được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống đường, điện, nước hoạt, trường học khang trang.
Sau 38 năm đất nước thanh bình, người dân làng biển đã có cuộc sống no ấm bền vững. Bà con tui đoàn kết bám biển làm ăn, chung tay xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp".

Cần thêm thông tin về vùng biển này, bạn hãy search trong Du lịch, GO! cụm từ 'Bình Tiên'.

Du lịch, GO! - Theo Báo Quảng Ngãi, báo Ninh Thuận

Đà Nẵng nhìn từ trên cao

Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi biển dài hơn 60 km. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên man, Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Ngoài ra, mặc dù chưa có bất cứ tổ chức nào công bố, nhưng theo nhiều chuyên gia và người dân trên cả nước nhận xét, Đà Nẵng hiện được đánh giá là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”.

Nhiều cao ốc hiện đại, các cây cầu với kiến trúc độc đáo, dải đất bồi ra phía biển tạo thành những đường cong kỳ thú... là những hình ảnh của thành phố trẻ Đà Nẵng nhìn từ trên cao.

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng ngày một phát triển đồng bộ về mọi mặt, trong đó có khu đô thị phía đông giáp biển Đông.

Thuận Phước - cây cầu dây võng lớn nhất Việt Nam - nằm ngay phía cửa biển, kết hợp với những khu đất bồi nhân tạo tạo thành những đường cong kỳ thú.

Nhìn từ núi Sơn Trà ở độ cao gần 600m về phía nam, Đà Nẵng nhộn nhịp với những ngôi nhà đang được xây dựng phân bố đều về các quận, huyện ngoại thành.

Những ngôi nhà "chọc trời" cũng đang mọc lên ở thành phố biển này. Trong đó có tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng cao khoảng 150m.

Nhiều khu nhà chung cư cho người có thu nhập thấp của thành phố được xây dựng ngay cạnh âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà), góp phần tạo cảnh quan và đồng bộ về hạ tầng.

Đại lộ Ngô Quyền với 6 làn xe nối từ cảng Tiên Sa và các khu vực trung tâm của thành phố.

Hai quận trung tâm là Hải Châu và Thanh Khê có nhiều nhà cao tầng là khách sạn, khu nhà ở cao cấp, công sở.

Nhìn từ tầng 31 của tòa nhà Novotel, Cung thể thao Tiên Sơn với hình thù độc đáo hình đĩa bay, phía xa là cầu Cẩm Lệ mới khánh thành.

Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn với đại lộ Lê Văn Hiến nối liền Đà Nẵng với thành phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Trong khi đó, quận Sơn Trà (người dân địa phương gọi là quận 3) được bao bọc bởi dãy núi Sơn Trà.

Bùng binh cầu quay sông Hàn phia quận Sơn Trà rộng lớn và mang tầm quy hoạch cho tương lai. Thành phố cũng có tiền năng lớn về du lịch biển với các bãi tắm sạch, đẹp.

Tuyến đường Bạch Đằng, được xem là đẹp nhất Đà Nẵng, luôn rợp bóng cây xanh. Đây cũng là tuyến đường có trụ sở của UBND, Thành ủy cũng nhiều cơ quan Nhà nước. Từ khi Đà Nẵng được nối liền đôi bờ sông Hàn với các cây cầu, sự phát triển kinh tế, xã hội, đô thi của thành phố ngày càng đồng bộ.

Ở độ cao 1.500 m, khu nhà "Làng Pháp" trên đỉnh Bà Nà đang được tái hiện để hút khách du lịch đến với thiên đường nghỉ dưỡng này.

Về đêm, toàn thành phố Đà Nẵng lung linh trong ánh đèn điện.

Nhắc đến Đà Nẵng là người ta thường nghĩ ngay đến chương trình “5 không, 3 có”, đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của Đà Nẵng trong suốt những năm qua. 5 không - đó là không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của. Sau 5 năm tích cực triển khai kể từ năm 2000, kết quả đạt được thật là mỹ mãn.

Đà Nẵng là một thành phố đẹp: có núi, có biển, có văn minh và có sự yên bình. Khi đã qua nơi này một lần rồi, bạn sẽ nhớ mãi.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress, web Danang.

Thắng cảnh Mũi Rồng

Mũi Rồng! Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên và tò mò vì tên địa danh này. Bạn sẽ hình dung trong đầu mình những hình ảnh về một bãi biển xa lạ, những hình ảnh mơ hồ như tiên cảnh thoáng hiện lên. Bạn thầm hỏi có điều gì đặc biệt ở thắng cảnh này mà nó mang tên một linh vật cao quý?

< Ngọn hải đăng ở Vũng Mới.

Khi đi qua miền đất võ Bình Định, đến phố huyện Phù Mỹ, mọi người có thể ghé thăm bãi biển này. Từ thị trấn Phù Mỹ, nơi quốc lộ 1A chạy qua, đi hết quãng đường 20km về xã Mỹ Thọ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển. Một khung cảnh hoàn toàn khác sẽ hiện ra trước mắt, không có tiếng ồn ào xe cộ, không có khói bụi thị thành, chỉ có non nước tựa mình vào nhau.

Mũi Rồng là một ngọn núi đá vươn mình ra biển hùng dũng, giữa lòng núi đá là một hang động xuyên ra biển, núi đá và sóng biển tạo cho Mũi Rồng một phong cảnh thiên nhiên giao hòa hùng vĩ, ngồi trên những tảng đá, gió biển lồng lộng thổi vào vị mặn mà của biển.

Du khách đến đây thấy mình bỗng trở thành những người có tâm hồn lắng dịu vì đã tìm được vẻ đẹp đích thực. Mọi người đến đây không còn phân biệt tuổi tác, địa vị, họ quên mình là ai, họ thấy mình thật hạnh phúc khi được tận hưởng vẻ đẹp của biển quê hương.

Ai cũng hào hứng khi đặt chân đến đây, vì Mũi Rồng có bao nhiêu điều thú vị để khám phá. Điều tạo nên ấn tượng mạnh mẽ nhất của thắng cảnh này chính là ghềnh đá mang hình dáng miệng rồng. Đó là một ghềnh đá dài nhô ra biển, mặt đá rộng, cao 10m so với mặt nước.

Chính giữa ghềnh đá có một khoảng trống, có một hòn đá nhô lên, đó chính là miệng rồng. Những con sóng cứ xô vào ghềnh đá, nước tràn vào miệng rồng, nước dâng lên tung tóe rồi nước lại trào ra miệng để về với biển khơi.

Những con sóng cứ xô vào rồi cuốn đi, ghềnh đá cứ ngậm nước vào rồi phun ra như chú rồng nằm bên bờ biển nghịch nước, điều đó lý giải cho ta biết về cái tên Mũi Rồng.

Nhắc đến biển, ta hay nghĩ tới những bãi cát dài êm đềm tiếng sóng, còn biển ở đây lại khác, có lẽ vì vậy mà mọi người khi đặt chân lên ghềnh đá thường lưu luyến không muốn rời đi. Ngắm nhìn nước tung trắng xóa ở miệng rồng, ta như tìm thấy một cảm giác yên bình và hứng khởi. Mỗi con sóng vào rồi đi, như những khoảnh khắc cuộc đời đi rồi không trở lại...

Vẻ đẹp của biển Mũi Rồng không chỉ có vậy,  còn có nhiều bãi đá hoang sơ kỳ vĩ trải dài dọc bờ biển để bạn thỏa thích ngắm nhìn. Những bãi đá dài, với những hình thù kỳ dị. Chính thời gian đã giúp mẹ biển khắc họa nên những vẻ đẹp dâng tặng cho đời.

Khi đôi chân đã mỏi và bạn muốn cảm nhận vị mặn của biển, bạn có thể thỏa thích tung tăng trên bãi cát, hòa mình vào những con sóng êm đềm. Biển nơi đây có làn nước trong xanh, không chút gợn đục, ít nơi nào còn lưu giữ được vẻ đẹp thanh khiết như vậy.

Từ bãi biển nhìn lên ngọn đồi ta sẽ thấy ngọn hải đăng Vũng Mới (Hòn Nước). Nó được xây dựng vào thời Pháp thuộc trên vịnh Vũng Mới, với chiều cao tháp đèn 16,2m.

Khi chiều tàn và màn đêm dần buông xuống, nhìn từ xa ngọn hải đăng chỉ còn là một ánh đèn miệt mài chiếu rọi cho tàu thuyền trở về từ khơi xa. Đêm trên Mũi Rồng yên tĩnh và lặng lẽ, người ta như bỏ quên đâu đó cái nhịp sống gấp, sống vội ở những thành phố dọc miền đất nước.

Mọi người ngồi bên nhau cùng cảm nhận vị mặn mà của biển thật nồng say trong từng ly rượu quê, rượu Mỹ Thọ,  một loại rượu nổi tiếng và được xem là “Danh tửu miền biển”.

Tình quê, tình người xứ biển ấp ủ nên thứ men rượu làm say lòng bao người. Thật đúng như câu ca: “Về thăm thắng cảnh Mũi Rồng / Uống rượu Mỹ Thọ ấm nồng tình quê”. Khi trở về, một bình rượu quê giản dị dành cho người thân cũng vô cùng ý nghĩa.

Đến Mũi Rồng, ta còn được thưởng thức những món đặc sản của địa phương như: cá chua Phù Mỹ, chình mun Châu Trúc...

Hãy cùng quây quần bên bếp lửa, tự tay chế biến những món ăn cho riêng mình từ thành quả đánh bắt của ngư dân làng chài. Rồi cùng ngâm nga khúc hát, nghe điệu nhạc “ru hoài ngàn năm” của sóng biển, thỉnh thoảng tiếng gầm từ ghềnh đá lại vang lên hòa vào trong câu hát.

Ghềnh đá vẫn nằm đó, sóng nước xô vào bọt tung trắng xóa, rồi sóng quay về biển, ghềnh đá vẫn im lìm nằm chờ đợi sóng. Cứ thế, trò chơi vẫn tiếp diễn mặc cho cuộc sống bao đổi thay...

Mũi Rồng được tạo nên từ sự hùng vĩ của núi non và mênh mông của biển cả. Đây là nơi lý thú với những ai yêu thích thiên nhiên. Bên cạnh những dòng người hối hả tấp nập với bao lo toan cuộc sống, vẫn có những đoàn người đến với nơi này để tìm lại cảm giác bình yên và sự tĩnh tại.
Vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ nơi đây ngày càng được nhiều người biết đến, hứa hẹn sẽ là điểm phát triển du lịch của tỉnh Bình Định trong tương lai.

Dạo chơi biển Tân Phụng

Du lịch, GO! - Theo Áo Trắng + blog Hoangtuan Quảng Nam

Chợ nổi trên phá Tam Giang

Từ tờ mờ sáng, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang (Thừa Thiên- Huế) đã  nhộn nhịp thuyền bè tập trung mua bán tôm, cá. Bây giờ nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn...

< Ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh bủa lừ bắt tôm, cá trên phá Tam Giang buôn bán ở chợ nổi mỗi ngày.

Nhộn nhịp chợ nổi

4 giờ sáng, khi các làng quê trên bờ phá Tam Giang vẫn còn yên giấc, tôi thức dậy lên thuyền theo người dân ra chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh. Trên một vùng đầm phá còn tờ mờ, hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân và thương lái đã tụ tập, chợ nổi nhộn nhịp cảnh bán buôn. Chợ họp trên vũng đầm làng Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách TP.Huế chừng 30 km về phía bắc.

Không đông đúc và đa dạng như những chợ nổi miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu mua bán các loại thủy sản của vùng đầm phá. Không khí họp chợ vẫn còn mang đậm nét độc đáo trên mặt nước của đầm phá Tam Giang.

Chợ họp rất nhanh rồi vội vã tan. Thương lái nhanh tay thu mua tôm cá để kịp phiên chợ sáng ở các chợ huyện và chợ lớn ở thành phố Huế. Dân chài cũng tranh thủ bán nhanh những sản phẩm tôm, cá đánh bắt được để chợ thu xếp ngư lưới cụ trở về nhà bắt đầu công việc cho một ngày mới.

< Chiếc ghe của bà Dưỡng vừa cung cấp lương thực, dầu máy, ngư cụ cho ngư dân, vừa là “ngân hàng” để mọi người vay tiền và trả góp hằng ngày.

Chị Phan Thị Sen, 49 tuổi, một thương lái ở đây, cho biết: “Tôi thu mua ở đây đã hơn 20 năm. Cá ở đây nổi tiếng là tươi ngon. Đa số chúng tôi có mặt ở đây từ 4 giờ sáng, thu mua đến khoảng hơn 5- 6 giờ là phải vội vã vào bờ để đi cho kịp chợ sáng”. Không chỉ có những thương lái các vùng khác đến thu mua cá mà người làng cũng đi buôn. Cứ mỗi sáng sớm, vợ chồng bà Trần Thị Vui cùng con gái lại chia nhau thành hai thuyền, một thuyền mua tôm cá, một thuyền mua cua, ghẹ, lươn. Sau đó, đứa con gái lên bờ đi học, còn hai vợ chồng chở nhau lên chợ Tây Lộc (TP.Huế) để bán.

Hòa lẫn vào hàng chục chiếc thuyền của các thương lái thu mua tôm cá là vài chiếc thuyền bán hàng tạp hóa. Gọi là thuyền nhưng đó chỉ là những chiếc ghe nhỏ chở đầy nhu yếu phẩm và hàng quà dành cho trẻ con. Sau khi bán cá tôm xong, có tiền, ngư dân Ngư Mỹ Thạnh lại í ới gọi những chiếc thuyền tạp hóa để mua hàng từ gạo, dầu ăn, nước mắm, mì chính…phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Cuộc sống chỉ quay vòng đơn giản bình dị như vậy từ ngày này sang ngày khác trên đầm phá yên bình.

Bà Dưỡng, 60 tuổi, cho biết, bà đã bán hàng ở đây hơn 30 năm. Một mình bà vừa bơi thuyền vừa bán. Bà đem hàng hóa đến đây bán, rồi lại mua cá tôm về ăn. “Tui đi mãi thành quen. Ngày nào không bơi ghe ra đây lại thấy buồn. Tụi con nít ở đây thấy tui là mừng rối rít” - bà Dưỡng nói.

Tuy được gọi là chợ nhưng ai cũng biết nhau, biết cả tên họ, quê quán, tuổi tác của nhau. Không như những chợ trên bờ, cảnh mua tôm cá ở đây  đầy ắp tiếng cười. Khi mặt trời lên, chợ nổi cũng vừa tan, trả lại vẻ bình lặng cho vùng đầm phá mênh mang.

Trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh tồn tại đến nay cũng đã vài trăm năm. Theo nhiều người già ở đây, dân chài Ngư Mỹ Thạnh có gốc tích là người Phú Lộc, Cầu Hai (H. Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).

Trước đây, tổ tiên họ sống lênh đênh trên đầm phá Tam Giang. Sau đó, thấy vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi giàu tôm cá, thủy sản nên đã tập trung về đây, tạo thành một xóm chài, gọi là Ngư Mỹ Thạnh. Chợ nổi cũng có từ đó. Từ địa điểm mua bán cá của một làng ngư nghiệp dần dần nơi đây trở thành điểm họp chợ cho cả vùng đầm phá các huyện Phong Điền, Quảng Điền hội tụ về.

Bà Phan Thị So, 65 tuổi, người làng Ngư Mỹ Thạnh, cho biết: “Khi còn nhỏ, tui đã thấy người ta đến đây thu mua tôm cá, rồi lại có người chèo thuyền đến bán hàng hóa”.

Làng Ngư Mỹ Thạnh hiện nay chỉ có 185 hộ, sống chủ yếu nhờ đánh bắt thủy sản trên đầm phá. Đa số các hộ đã có nhà trên bờ, nhưng sinh hoạt chính của họ vẫn ở những chiếc đò cũ kỹ. Hằng đêm họ ra phá đánh bắt tôm, cá đến tờ mờ sáng tập trung đến điểm họp chợ để bán. Trong khi người lớn lặn lội mưu sinh trên miền sông nước, trong thuyền những đứa trẻ vẫn ngủ ngon, mặc cho tiếng sóng, tiếng nói, tiếng cười râm ran cả một vùng sóng nước.

“Bao đời nay, người làng tui sống nhờ vào con tôm, con cá trên phá. Cuộc sống cũng lắm vất vả. Thức cả đêm thả lưới, đơm lừ, có khi may mắn thì được vài ba trăm, có khi cũng không được là bao. Cái tôm cái tép bữa nay cũng khan hiếm dần”, ông Trương, 70 tuổi, một ngư dân ở đây, nói.

Ông Hà Vinh, cán bộ văn hóa xã Quảng Lợi, cho biết, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh không chỉ là nơi buôn bán thủy sản lớn nhất của xã, của huyện, mà còn mang nhiều nét văn hóa của người dân chài vùng đầm phá Tam Giang. Khách du lịch rất thích về đây thuê thuyền ra tham quan vùng đầm phá và làng chài.

Du lịch, GO! - Theo Tuyết Khoa (báo Thanh Niên), internet

Ảnh cover cho facebook

 
Bếp từ, Bep tu, Bếp từ giá rẻ, Bếp từ hồng ngoại, Bếp từ đôi, Bếp điện từ, Bếp hồng ngoại, Bep hong ngoai